Tài Chính Ngân Hàng 3A3
Tài Chính Ngân Hàng 3A3
Tài Chính Ngân Hàng 3A3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tài Chính Ngân Hàng 3A3

ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tài chính tiền tệ (Cô giáo gửi lên Mail)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 128
Join date : 05/02/2010
Age : 37

Tài chính tiền tệ (Cô giáo gửi lên Mail) Empty
Bài gửiTiêu đề: Tài chính tiền tệ (Cô giáo gửi lên Mail)   Tài chính tiền tệ (Cô giáo gửi lên Mail) I_icon_minitimeWed Aug 11, 2010 9:46 am

• Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những
gì tiền tệ có thể trao đổi được. Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng
hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ, ví dụ số lượng
hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một Dollar. Nói cách khác giá trị
của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa.
• Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của
tiền tệ là số tiền mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong
một khoảng thời gian xác định.
• Giá trị của tiền tệ là 1 lượng vàng nguyên chất nhất định làm đơn vị tiền tệ
Sự phát triển của các hình thái tiền tệ
________________________________________
Sự phát triển các hình thái của tiền tệ
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ đã lần
lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu
phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là của hoạt động sản xuất, lưu
thông, trao đổi hàng hoá.
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem đã có những dạng tiền tệ nào
trong lịch sử, chúng đã ra đời như thế nào và tại sao lại không còn
được sử dụng nữa. Bằng cách này chúng ta sẽ có được sự hiểu biết sâu
sắc hơn về khái niệm tiền tệ.

1. Tiền tệ hàng hoá - Hoá tệ (Commodity money)

Đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ. Đặc điểm chung của loại tiền tệ
này là: Hàng hoá dùng làm tiền tệ trong trao đổi phải có giá trị thực
sự và giá trị của vật trung gian trao đổi này phải ngang bằng với giá
trị hàng hoá đem ra trao đổi, tức là trao đổi ngang giá một hàng hoá
thông thường lấy hàng hoá đặc biệt - tiền tệ3. Hoá tệ xuất hiện lần
lượt dưới hai dạng:

1.1. Hoá tệ phi kim loại

Hoá tệ phi kim loại là tiền tệ dưới dạng các hàng hoá (trừ kim loại).
Đây là hình thái cổ
nhất của tiền tệ, rất thông dụng trong các xã hội cổ xưa. Trong lịch
sử đã có rất nhiều loại hàng hoá khác nhau từng được con người dùng
làm tiền tệ. Trong cuốn “Primitive money” của Paul Einzig viết năm
19664, ông đã đưa ra những thống kê khá thú vị sau về những loại tiền
cổ xưa mà theo ông nhiều số trong đó vẫn còn được sử dụng cho đến cả
ngày nay. Đó là:
- Răng cá voi ở đảo Fiji
- Gỗ đàn hương ở Hawaii
- Lưỡi câu (cá) ở quần đảo Gilbert
- Mai rùa ở đảo Marianas
- Tuần lộc ở nhiều nơi thuộc Nga
- Lụa ở Trung quốc
- Bơở Na Uy
- Da ở Pháp và Ý
- Rượu Rum ở Australia
- Bộ lông vẹt đỏ ở quần đảo Santa Cruz (vẫn còn cho đến năm 1961)
- Gạo ở Philippines
- Hạt tiêu ở Sumatra
- Đường ở đảo Barbados
- Nô lệ ở Châu Phi xích đạo, Nigeria, Ailen
- Những chuỗi vỏ sò của những thổ dân da đỏ Bắc Mỹ
- Bò, cừu ở Hy lạp và La mã
- Muối ở nhiều nơi.
Tuy nhiên, hoá tệ phi kim loại có nhiều điểm bất tiện như: tính chất
không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia hay gộp lại, khó bảo quản
cũng như vận chuyển, và chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng
địa phương. Vì vậy mà hoá tệ phi kim loại dần dần biến mất và được
thay thế bằng dạng hoá tệ thứ hai: hoá tệ kim loại.

1.2. Hoá tệ kim loại

Hoá tệ kim loại là tiền tệ dưới dạng các kim loại, thường là các kim
loại quý như vàng,bạc, đồng….
Nói chung các kim loại có nhiều ưu điểm hơn so với các hàng hoá khác
khi được sử dụng làm tiền tệ như: chất lượng, trọng lượng có thể xác
định chính xác, dễ dàng hơn, thêm vào đó, nó lại bền hơn, dễ chia nhỏ,
giá trị tương đối ít biến đổi….
Trong thực tiễn lưu thông hoá tệ kim loại, chỉ có vàng trở thành loại
tiền tệ được sử dụng phổ biến và lâu dài nhất. Bạc rồi đồng chỉ được
sử dụng thay thế khi thiếu vàng dùng làm tiền tệ.
Sự thống trị của tiền vàng có được là do vàng có những ưu việt hơn hẳn
các hàng hoá khác trong việc thực hiện chức năng tiền tệ:
• Vàng là một loại hàng hoá được nhiều người ưa thích. Chúng ta biết
rằng, vàng chưa chắc đã là kim loại quý hiếm nhất nhưng nhu cầu của xã
hội về vàng đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và ngày càng tăng làm
cho vàng trở thành một thứ hàng hoá rất hấp dẫn, được nhiều người ưa
thích. Vì vậy, việc dùng vàng trong trao đổi dễ dàng được chấp nhận
trên phạm vi rộng lớn.
• Những đặc tính lý hoá của vàng rất thuận lợi trong việc thực hiện
chức năng tiền tệ. Vàng không bị thay đổi về màu sắc và chất lượng
dưới tác động của môi trường và cơ học nên rất tiện cho việc cất trữ.
Nó dễ chia nhỏ mà không ảnh hưởng tới chất lượng.
• Giá trị của vàng ổn định trong thời gian tương đối dài, ít chịu ảnh
hưởng của năng suất lao động tăng lên như các hàng hoá khác. Sự ổn
định của giá trị vàng là do năng suất lao động sản xuất ra vàng tương
đối ổn định. Ngay cả việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào khai thác cũng
không làm tăng năng suất lao động lên nhiều. Điều này làm cho tiền
vàng luôn có được giá trị ổn định, một điều kiện rất cần thiết để nó
có thể chấp hành tốt các chức năng tiền tệ.
Trong giai đoạn đầu, tiền vàng thường tồn tại dưới dạng nén, thỏi.
Nhưng về sau để tiện cho việc trao đổi, tiền vàng thường được đúc
thành những đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết nhất định. Loại
tiền này vì thế mà còn được gọi là tiền đúc. Tiền đúc xuất hiện đầu
tiên tại Trung quốc, khoảng thế kỷ thứ 7 trước CN, sau thâm nhập sang
Batư, Hy lạp, La mã rồi vào châu Âu. Các đồng tiền lưu hành ở châu Âu
trước kia đều dưới dạng này. Ví dụ: đồng “pound sterling” của Anh,
đồng livrơ hay lu-y của Pháp… Trước kia đồng bảng Anh vốn là những
đồng xu bằng bạc có in một ngôi sao trên bề mặt, trong tiếng Anh cổ
“sterling” nghĩa là ngôi sao cho nên những đồng xu đó được gọi là
“pound sterling”, còn ký hiệu đồng bảng Anh (£) là bắt nguồn từ một từ
Latinh cổ “libra” giống nghĩa với từ “pound”.
Tiền vàng đã có một thời gian thống trị rất dài trong lịch sử. Điều
này đã chứng tỏ những hiệu quả to lớn mà nó mang lại cho nền kinh tế.
Một sự thực là hệ thống thanh toán dựa trên vàng vẫn còn được duy trì
cho đến mãi thế kỷ 20, chính xác là đến năm 1971. Ngay cả ngày nay,
mặc dù tiền vàng không còn tồn tại trong lưu thông nữa, nhưng các quốc
gia cũng như nhiều người vẫn coi vàng là một dạng tài sản cất trữ có
giá trị.Tuy có những đặc điểm rất thích hợp cho việc dùng làm tiền tệ
như vậy, tiền vàng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi của xã
hội khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến mức cao. Một
loạt lý do sau đây đã khiến cho việc sử dụng tiền vàng ngày càng trở
nên bất tiện, không thực hiện được chức năng tiền tệ nữa:
(1) Quy mô và trình độ sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, khối
lượng và chủng loại hàng hoá đưa ra trao đổi ngày càng tăng và đa
dạng; trong khi đó lượng vàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu về
tiền tệ (nhu cầu về phương tiện trao đổi) của nền kinh tế.
(2) Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hoá khác tăng lên do
năng suất lao động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng
suất lao động chung của các ngành sản xuất hàng hoá khác. Điều đó dẫn
đến việc giá trị của vàng trở nên quá lớn, không thể đáp ứng nhu cầu
làm vật ngang giá chung trong một số lĩnh vực có lượng giá trị trao
đổi mỗi lần nhỏ như mua bán dịch vụ hoặc hàng hoá tiêu dùng….
(3) Ngược lại, trong những giao dịch với giá trị lớn thì tiền vàng lại
trở nên cồng kềnh.
(4) Việc sử dụng tiền tệ hàng hoá bị các nhà kinh tế xem như là một sự
lãng phí những nguồn tài nguyên vốn đã có hạn. Để dùng một loại tiền
tệ hàng hoá, xã hội sẽ phải cắt bớt các công dụng khác của hàng hoá đó
hoặc dùng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất bổ sung. Rõ ràng là với
việc dùng vàng làm tiền tệ con người đã phải giảm bớt các nhu cầu dùng
vàng làm đồ trang sức hoặc trong các ngành có sử dụng vàng làm nguyên
liệu vì xã
hội phải dành một phần lớn số lượng vàng hiện có để làm tiền tệ.
Với những lý do như vậy mà xã hội đã phải đi tìm cho mình một dạng
tiền tệ mới phù hợp hơn. Chúng ta chuyển sang hình thái tiền tệ thứ
hai:

2 Tiền giấy (paper money)
Tiền giấy xuất hiện đầu tiên dưới dạng các giấy chứng nhận có khả năng
đổi ra bạc hoặc vàng do các ngân hàng thương mại phát hành (gold
certificate, silver certificate). Đây là các cam kết cho phép người
nắm giữ giấy này có thể đến ngân hàng rút ra số lượng vàng hay bạc ghi
trên giấy. Do có thể đổi ngược ra vàng và bạc nên các giấy chứng nhận
này cũng được sử dụng trong thanh toán như vàng và bạc. Sự ra đời
những giấy chứng nhận như vậy đã giúp cho việc giao dịch với những
khoản tiền lớn cũng như việc vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn
rất nhiều.
9 Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn hoá thành các tờ
tiền giấy có in
mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự do theo hàm lượng vàng
qui định cho đồng tiền đó. Ví dụ: ở Anh trước đây bên cạnh những đồng
pound sterling tiền đúc còn lưu hành đồng bảng Anh bằng giấy do các
ngân hàng phát hành và được đổi tự do ra vàng theo tỷ lệ 1 bảng Anh
tương đương 123,274 grain, tương đương với 7,32238 gr vàng nguyên
chất. Việc đổi từ tiền giấy ra vàng được thực hiện tại các ngân hàng
phát hành ra nó. Loại tiền giấy này rất phổ biến ở châu Âu trong thời
gian trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thường được gọi là tiền ngân
hàng hay giấy bạc ngân hàng (bank note). Việc sử dụng tiền ngân hàng
hoàn toàn mang tính chất tự nguyện.
9 Sau Đại chiến thế giới thứ nhất, nhằm siết chặt quản lý trong việc
phát hành tiền giấy, các nhà nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại
phát hành giấy bạc ngân hàng, từ nay mọi việc phát hành chỉ do một
ngân hàng duy nhất gọi là ngân hàng trung ương thực hiện. Vì thế ngày
nay nói đến giấy bạc ngân hàng phải hiểu là giấy bạc của ngân hàng
trung ương. Hàm lượng vàng của đồng tiền giấy bây giờ được qui định
theo luật từng nước. Ví dụ: hàm lượng vàng của đồng đô la Mỹ công bố
tháng 1 năm 1939 là
0.888671g. Vì vậy mà người ta còn gọi tiền giấy này là tiền pháp định
(Fiat money).

9 Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi xuất hiện, do ảnh hưởng của chiến
tranh cũng như khủng hoảng kinh tế5, đã nhiều lần tiền giấy bị mất khả
năng được đổi ngược trở lại ra vàng (ở Pháp, tiền giấy bị mất khả năng
đổi ra vàng vào các năm 1720, 1848 - 1850,
1870 - 1875, 1914 - 1928 và sau cùng là kể từ 1/10/1936 tới nay; ở Mỹ
trong thời gian nội chiến, từ năm 1862 - 1863 nhà nước phát hành tiền
giấy không có khả năng đổi ra vàng và chỉ tới năm 1879 khi cuộc nội
chiến đã kết thúc mới có lại khả năng đó), thậm
chí có những thời kỳ cả tiền giấy được đổi ra vàng và tiền giấy không
đổi được ra vàng cùng song song tồn tại6. Sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, chỉ còn duy nhất đồng USD là
có thể đổi ra vàng, tuy nhiên tới năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố ngừng
đổi đồng USD ra vàng, sự tồn tại của đồng tiền giấy có thể đổi ra vàng
trong lưu thông thực sự chấm dứt.
9 Ngày nay, tiền giấy thực chất chỉ là các giấy nợ (IOU) của ngân hàng
trung ương với những người mang nó. Nhưng không như hầu hết các giấy
nợ, chúng hứa trả cho người mang nó chỉ bằng các tờ tiền giấy khác7,
tức là ngân hàng trung ương thanh toán các giấy
nợ này bằng các giấy nợ khác. Và vì vậy, giờ đây, bạn mang tờ 100.000
đ ra ngân hàng người ta sẽ chỉ đổi cho bạn ra các đồng tiền với mệnh
giá nhỏ hơn như 20.000, 10.000,
5000 đ chứ không phải là vàng. Khi phát hành tiền giấy thì tiền giấy
trở thành tài sản của người sở hữu chúng, nhưng đối với ngân hàng
trung ương lại là một khoản nợ về giá trị (hay về sức mua) của lượng
tiền đã phát hành ra. Chính vì vậy, khi phát hành ra một lượng tiền
bao giờ lượng tiền này cũng được ghi vào mục Tài sản Nợ trong bảng
tổng kết tài sản của ngân hàng Trung ương.
9 Qua nghiên cứu quá trình hình thành tiền giấy, có thể thấy, tiền
giấy ra đời với tư cách
là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (tiền vàng), được phát hành ra để
thay thế cho tiền kim loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệ nhằm
khắc phục những nhược điểm của tiền tệ kim loại. Chính vì vậy, tiền
giấy vẫn được sử dụng với giá trị như giá trị tiền tệ kim loại mà nó
đại diện mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều. Tờ giấy bạc 10 USD
trước năm

1970 mặc dù được in ấn khá công phu trên chất liệu giấy đắt tiền vẫn
không thể có giá trị bằng 8,88671g vàng mà nó đại diện. Và với việc in
thêm chỉ một con số 0 nữa chúng ta cũng sẽ có một tờ 100 USD với chi
phí rẻ hơn nhiều so với 88,8671g vàng mà nó đại diện. Cũng vì thế tiền
giấy còn được gọi là tiền tệ dưới dạng dấu hiệu giá trị hay là tiền
danh nghĩa (token money).
9 Tiền giấy ngày nay không còn khả năng đổi ngược trở lại tiền tệ kim
loại (tiền vàng) như trước nữa. Việc xã hội chấp nhận sử dụng tiền
giấy mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều so với giá trị mà nó
đại diện là vì tiền giấy được quy định trong luật là phương tiện trao
đổi, vì mọi người tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành (tức
NHTW), và vì
người ta thấy việc sử dụng tiền giấy là tiện lợi. Thế nhưng một khi
mất lòng tin vào cơ quan phát hành, không còn tin rằng NHTW có thể đảm
bảo cho giá trị danh nghĩa của tiền giấy được ổn định thì người ta sẽ
không sử dụng tiền giấy nữa. Một thực tế là ở nhiều nước, chẳng hạn
Việt nam trước kia, do tiền Việt nam mất giá liên tục, người ta đã sử
dụng USD để mua bán trao đổi các hàng hoá có giá trị lớn như nhà cửa,
xe cộ v.v….
9 Về lợi ích của việc dùng tiền giấy, có thể thấy:
• Việc sử dụng tiền giấy đã giúp cho mọi người có thể dễ dàng cất trữ
và vận chuyển tiền hơn. Rõ ràng là các bạn sẽ thích mang theo mình
những tờ tiền giấy hơn là những đồng tiền đúc nặng nề sớm muộn sẽ tạo
ra những lỗ thủng trong túi của mình.
• Tiền giấy cũng có đủ các mệnh giá từ nhỏ tới lớn phù hợp với qui mô
các giao dịch của bạn.
• Về phía chính phủ, cái lợi thấy rõ nhất của tiền giấy là việc in
tiền giấy tốn chi phí nhỏ hơn nhiều so với những giá trị mà nó đại
diện và có thể phát hành không phụ thuộc vào số lượng các hàng hoá
dùng làm tiền tệ như trước đây.
Ngoài ra, chính phủ luôn nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị mà
tiền giấy đại diện với chi phí in tiền khi phát hành tiền giấy. Ở
nhiều nước khoản chênh lệch này đã tạo ra một nguồn thu rất lớn cho
ngân sách. Ví dụ: Trước đây, đồng D- Mark được xem là đồng tiền dự trữ
quan trọng nhất của thế giới sau đồng đô la Mỹ nên nó được rất nhiều
nước dự trữ. Theo một công trình nghiên cứu của Ngân hàng liên bang
Đức lúc đó, khoảng từ 30 đến 40% số lượng đồng D-Mark bằng tiền giấy
“được lưu hành ở ngoài nước và nằm ngoài hệ thống ngân hàng”. Ở Đông
Âu, nhiều công dân đã sử dụng đồng D-Mark như đồng tiền của chính nước
mình. Và vì vậy, trong nhiều thập niên, Ngân hàng Liên bang Đức đã cho
phát hành rất nhiều tiền giấy, nhiều hơn rất nhiều so với người Đức
cần. Việc in đồng Mark đã đem lại một khoản lãi lớn cho Ngân sách Liên
bang. Ví dụ: năm 1996, khoản đó là 8,8 tỷ D-Mark. Trong những năm đặc
biệt phát đạt, khoản tiền đó chiếm tới 1/5 toàn bộ thu nhập của CHLB
Đức.
9 Tiền giấy cũng có những nhược điểm như: không bền (dễ rách); chi phí
lưu thông vẫn còn lớn; khi trao đổi hàng hoá diễn ra trên phạm vi rộng
(chẳng hạn giữa các quốc gia hay giữa các vùng xa nhau), đòi hỏi tốc
độ thanh toán nhanh, an toàn thì tiền giấy vẫn tỏ ra cồng kềnh, không
an toàn khi vận chuyển; có thể bị làm giả; dễ rơi vào tình trạng bất
ổn (do không có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết được số
lượng tiền giấy trong lưu thông như tiền vàng).
Bên cạnh tiền giấy, ngày nay do sự phát triển của các tổ chức tài
chính tín dụng, đặc biệt là của hệ thống ngân hàng, một hình thái tiền
tệ mới đã xuất hiện dựa trên những hoạt động của các tổ chức đó. Đó là
tiền tín dụng.
Tiền tín dụng là tiền nằm trong các tài khoản mở ở ngân hàng và được
hình thành trên
cơ sở các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Khi khách hàng gửi một khoản
tiền giấy vào ngân hàng, ngân hàng sẽ mở một tài khoản và ghi có số
tiền đó8. Tiền giấy của khách hàng như thế đã chuyển thành tiền tín
dụng. Tiền tín dụng thực chất là cam kết của ngân hàng cho phép người
sở hữu tài khoản tiền gửi (hay tiền tín dụng) được rút ra một lượng
tiền giấy đúng bằng số dư có ghi trong tài khoản9. Do cam kết này được
mọi người tin tưởng nên họ có thể sử dụng luôn các cam kết ấy như tiền
mà không phải đổi ra tiền giấy trong các hoạt động thanh toán10. Tuy
nhiên các hoạt động thanh toán bằng tiền tín dụng phải thông qua hệ
thống ngân hàng làm trung gian. Cũng vì vậy mà tiền tín dụng còn có
một tên gọi khác là tiền ngân hàng (bank money).
§ Để thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng, các ngân hàng
sẽ ký kết với nhau các hợp đồng đại lý mà theo đó các ngân hàng sẽ mở
cho nhau các tài khoản để ghi chép các khoản tiền di chuyển giữa họ.
Khi đó thay vì phải chuyển giao tiền một cách thực sự giữa các ngân
hàng, họ chỉ việc ghi có hoặc nợ vào các tài khoản này. Hoạt động
chuyển tiền thực sự chỉ xảy ra định kỳ theo thoả thuận giữa các ngân
hàng. Cơ chế hoạt động này làm tăng rất nhanh tốc độ thanh toán. Chính
vì vậy hoạt động thanh toán qua ngân hàng rất được ưa chuộng do tính
nhanh gọn và an toàn của nó.
Do tiền tín dụng thực chất chỉ là những con số ghi trên tài khoản tại
ngân hàng cho nên có thể nói tiền tín dụng là đồng tiền phi vật chất
và nó cũng là loại tiền mang dấu hiệu giá trị như tiền giấy.
§ Để sử dụng tiền tín dụng, những người chủ sở hữu phải sử dụng các
lệnh thanh toán để ra lệnh cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản thanh
toán hộ mình. Có nhiều loại lệnh thanh toán khác nhau, nhưng dạng phổ
biến nhất là séc11.
¾ Séc (cheque/check12) là một tờ lệnh do người chủ tài khoản séc phát hành yêu
cầu ngân hàng thanh toán từ tài khoản của anh ta cho người hưởng lợi
chỉ định trong tờ séc.

¾ Séc13 thường được phát hành theo một mẫu nhất định. Khi mở tài khoản
séc, ngân hàng sẽ cấp cho người chủ tài khoản một tập séc đóng thành
cuốn và séc chỉ có hiệu lực khi người chủ tài khoản ký. Khi thanh
toán, người chủ tài khoản séc sẽ ghi số tiền cần thanh toán vào séc,
ký tên rồi đưa cho người nhận thanh toán. Người này sau đó sẽ đến ngân
hàng giữ tài khoản séc đó để rút tiền mặt hoặc chuyển tiền sang tài
khoản của mình trong cùng ngân hàng hoặc ở ngân hàng khác.
¾ Việc sử dụng séc trong thanh toán có lợi thế là: 1/ tiết kiệm được
chi phí giao dịch do giảm bớt việc phải chuyển tiền thực giữa các ngân
hàng (vì các tờ séc đi và séc đến sẽ khử lẫn nhau) 2/ tốc độ thanh
toán cao và an toàn 3/ tiện cho việc thanh toán vì có thể viết ra với
bất kỳ lượng tiền nào cho đến hết số dư trên tài khoản, và do đó làm
cho việc thanh toán những món tiền lớn được thực hiện dễ dàng hơn.
Chính vì những lý do như vậy, séc ngày nay được sử dụng phổ biến trong
thanh toán không kém gì tiền giấy.
¾ Ngoài séc, ở nhiều nước còn có thể gặp một phương tiện thanh toán
gần tương tự như séc, đó là séc du lịch (traveller’s cheque):
3 Đây cũng là một dạng séc song do ngân hàng phát hành cho những người đi
ra nước ngoài hưởng. Tại nước đến, người cầm séc có thể dùng để thanh
toán trực tiếp thay cho tiền mặt14 hoặc đến những ngân hàng được ngân
hàng phát hành séc ủy thác để đổi ra tiền mặt. Ngân hàng nhận séc du
lịch sẽ thông qua hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng để thu tiền
từ ngân hàng phát hành. Khi đổi ra tiền mặt thường thì người sử dụng
còn phải trả thêm một khoản phí tính theo phần trăm trên mệnh giá tờ
séc. Đấy là chi phí cho việc thu tiền từ ngân hàng phát hành séc.

3 Về hình thức, séc du lịch cũng không hoàn toàn giống với séc thông
thường. Séc du lịch được in mệnh giá như tiền mặt, ngoài ra trên tờ
séc còn in tên của ngân hàng phát hành cũng như tên người hưởng lợi
séc.
3 Với việc dùng séc du lịch, những người đi ra nước ngoài có thể mang theo một
số lượng ngoại tệ lớn mà vẫn an toàn vì séc du lịch được cấp đích danh
cho nên muốn đổi ra tiền mặt hay thanh toán phải có chữ ký của người
đó và phải cung cấp cho ngân hàng số hộ chiếu của người chủ séc15.
Hiện nay 5 loại séc du lịch được chấp nhận tại Việt nam là American
Express, Visa, Mastercard, Thomacook, Citicorp, Bank of America.
§ Để sử dụng hình thức thanh toán bằng séc, người gửi tiền vào ngân
hàng sẽ phải mở tài khoản séc (checking account). Ngoài ra, ở các nước
có hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính phát triển, ngoài tài
khoản séc thông thường còn tồn tại các dạng tài khoản có khả năng phát
séc khác như là: NOW accounts (negotiable order of withdrawal
account), super NOW account, MMDA (Money-market deposit account), ATS
account (Automatic transfer from savings account - tài khoản loại tự
động chuyển khoản từ tài khoản tiết kiệm). Các lệnh thanh toán từ các
tài khoản này cũng có chức năng tương tự séc.
Việc lưu thông tiền tín dụng dựa trên cơ sở việc lưu thông séc cũng có
những hạn chế nhất định. Trước hết, việc thanh toán bằng séc vẫn đòi
hỏi một khoảng thời gian nhất định, đó là thời gian cần thiết để
chuyển séc từ nơi này đến nơi khác, thời gian cần thiết để kiểm tra
tính hợp lệ của séc v.v…, do vậy thanh toán bằng séc sẽ vẫn chậm trong
các trường hợp cần thanh toán nhanh. Thứ hai, việc thanh toán bằng séc
dẫn đến việc xử lý các chứng từ thanh toán và chi phí cho việc này
ngày càng tăng gây tốn kém đáng kể chom xã hội. Chính vì vậy, để đáp
ứng sự phát triển của nhu cầu trao đổi, thanh toán trong nền

kinh tế, đòi hỏi phải có một hình thái tiền tệ mới hoàn thiện hơn.
__________________
Ký lắm thế


#2 (permalink)
31-01-2009, 22:24

hay lắm
Thành viên VIP ^^

Tham gia ngày: Aug 2007
Bài gửi: 551
Cảm ơn: 33
Được cảm ơn 37 lần trong 27 Bài viết



... tiếp theo
________________________________________
Tiền điện tử (Electronic money)
Z Gần đây, những tiến bộ về công nghệ máy tính cũng như sự phát triển
của mạng lưới thông tin viễn thông đã cho phép các ngân hàng thay thế
phương thức thanh toán truyền thống sử dụng các chứng từ giấy bằng
phương thức thanh toán điện tử (Electronic means
of payment - EMOP) - phương thức thanh toán trong đó các giao dịch
chuyển tiền thanh toán được thực hiện nhờ hệ thống viễn thông điện tử
dựa trên cơ sở mạng máy tính kết nối giữa các ngân hàng. Bằng phương
pháp mới này, tốc độ chuyển tiền tăng lên rất nhanh, giảm bớt được chi
phí về giấy tờ so với lưu thông tiền mặt và séc.
Z Khi chuyển sang phương thức thanh toán điện tử, tiền trong các tài
khoản ở ngân hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng
dưới hình thức điện tử (số hoá). Đồng tiền trong hệ thống như vậy được
gọi là tiền điện tử (E-money) hoặc tiền số (Digi money). Như vậy, tiền
điện tử là tiền tệ tồn tại dưới hình thức điện tử (số hoá).
Z Hai hệ thống thanh toán điện tử lớn nhất hiện nay là CHIPS (Clearing
House Interbank Payment System - Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân
hàng) và SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication). Các hệ thống này cho phép thực hiện các hoạt động
thanh toán điện tử giữa các ngân hàng không chỉ trong một quốc gia mà
còn trên phạm vi quốc tế. Ngoài ngân hàng ra, các quỹ đầu tư trên thị
trường tiền tệ và chứng khoán, các công ty chứng khoán và cả các công
ty kinh doanh ngày nay cũng rất tích cực sử dụng hệ thống này trong
các hoạt động thanh toán, chuyển tiền của mình
Z Các hoạt động thanh toán điện tử thường có giá trị rất lớn (giá trị
mỗi lần chuyển tiền thanh toán có thể lên tới trên 1 triệu USD). Chính
vì vậy, theo thống kê ở Mỹ, mặc dù chỉ chiếm hơn 1% tổng số các giao
dịch thanh toán, các giao dịch thanh toán điện tử lại chiếm hơn 80%
tổng giá trị các hoạt động thanh toán. Gần đây, các giao dịch thanh
toán có giá trị nhỏ cũng có thể sử dụng phương thức thanh toán điện tử
thông qua một hệ thống bù trừ tự động (Automatic clearing houses -
ACHs). Các công ty có thể sử dụng hệ thống này để trả lương, còn các
cá nhân bằng việc sử dụng các tài khoản điện tử, có thể ngồi ở nhà sử
dụng máy tính nối vào hệ thống mạng của ngân hàng để thực hiện các
hoạt động chuyển khoản, thanh toán16 mà không phải sử dụng tới séc hay
tiền mặt cùng các thủ tục giấy tờ phiền phức cho những công việc đó
nữa. Hơn thế, sự xuất hiện loại hình thương mại điện tử (E-commerce)
càng thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng phương thức thanh toán mới này.
Z Ngoài dùng trong các hoạt động chuyển khoản, tiền điện tử còn được
sử dụng trực tiếp trong các giao dịch dưới các hình thức sau:
TM Các thẻ thanh toán: là các tấm thẻ do ngân hàng hoặc các công ty
tài chính phát hành mà nhờ đó người ta có thể lưu thông những khoản
tiền điện tử. Thẻ thanh toán có một số dạng sau:
Loại thứ nhất là thẻ rút tiền ATM (ATM card - bank card). Thẻ ATM được
dùng để rút tiền hoặc chuyển khoản thông qua máy rút tiền tự động ATM
(Automated teller machine). Việc sử dụng chỉ thẻ chỉ đơn giản là nhét
thẻ vào máy, nhập mã số, màn hình ATM sẽ xin lệnh. Trong nửa phút mọi
hoạt động chuyển khoản hoặc rút tiền ngay tại máy được hoàn thành.
Tiếp theo là thẻ tín dụng (credit card): Đó là một tấm thẻ bằng nhựa
cứng (plastic), hình chữ nhật với kích thước chuẩn là 96 x 54 x
0,76mm, mặt trước có in các thông tin về tổ chức phát hành thẻ (tên và
logo), thông tin về người sử dụng thẻ (tên công ty và tên người được
uỷ quyền sử dụng thẻ - nếu là thẻ cho công ty hoặc tên cá nhân, đôi
khi cả ảnh - nếu là thẻ cho cá nhân), loại thẻ (Standard, Gold), số
thẻ, ngày hiệu lực của thẻ v.v.., mặt sau có một dải băng
từ trong lưu các thông tin cần thiết về thẻ và chủ thẻ (như số thẻ,
ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, mã số định danh PIN, mã để kiểm tra giá
trị hiệu lực của thẻ), ngoài ra còn in cả chữ ký của chủ thẻ ở mặt
sau. Các tổ chức phát hành thẻ tín dụng đảm bảo rằng họ sẽ thanh toán
tiền mua hàng hoá hay dịch vụ cho người bán thay cho người sử dụng thẻ
trong hạn mức tín dụng của thẻ. Số tiền đó sẽ được người mua thanh
toán lại cho các tổ chức này sau một thời gian nhất định. Vì người sử
dụng thẻ tín dụng không phải trả tiền ngay lúc mua hàng, nói cách khác
là các tổ chức phát hành thẻ đã cho họ vay để thanh toán nên thẻ được
gọi là thẻ tín dụng. Người sử dụng thẻ tín dụng cũng có thể dùng thẻ
này để rút tiền tại ngân hàng nhưng trong hạn mức của thẻ. Muốn sử
dụng thẻ tín dụng, người đăng ký phải có một tài khoản tiền gửi mở tại
ngân hàng với số dư đủ để đảm bảo khả năng thanh toán của họ cho các
tổ chức phát hành thẻ khi các tổ chức này trả tiền thay cho họ. Tuỳ
theo hạn mức tín dụng của thẻ mà sẽ có những yêu cầu khác nhau về số
dư đó. Nhiều tổ chức phát hành thẻ còn yêu cầu cung cấp thông tin về
khả năng tài chính của người sử dụng thẻ. Hàng năm người sử dụng thẻ
tín dụng sẽ phải trả cho tổ chức phát hành một khoản phí sử dụng,
ngoài ra còn phải trả phí thanh toán hộ cho mỗi lần thanh toán bằng
thẻ. Thẻ tín dụng ngày nay được sử dụng ở các nước phát triển cũng phổ
biến không kém séc. Nó có rất nhiều loại, chỉ riêng ở Mỹ đã có trên
3000 loại khác nhau lưu hành. Sở dĩ có nhiều như vậy vì tổ chức phát
hành thẻ không chỉ giới hạn ở các ngân hàng hoặc các công ty tài
chính, thậm chí các công ty, các câu lạc bộ cũng có thể phát hành thẻ,
nhưng tất nhiên là phạm vi sử dụng sẽ khác nhau. Phổ biến nhất trên
thế giới hiện nay là các thẻ Master card, Visa card và AMEX.
Loại thứ ba là thẻ ghi nợ (debit card). Về hình thức thẻ ghi nợ tương
tự như thẻ tín dụng. Tuy nhiên, khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
không phải là công cụ để vay tiền mà để tiêu tiền trong tài khoản. Khi
thanh toán, người thu tiền
sẽ quẹt thẻ qua một máy đọc thẻ (card reader), sau đó yêu cầu chủ thẻ
ký xác nhận vào hoá đơn mua hàng. Sau đó một số ngày nhất định (thường
là 2 ngày) tiền sẽ được chuyển từ tài khoản chủ thẻ sang tài khoản
người bán hàng.
Gần đây người ta nhắc nhiều đến một loại thẻ cao cấp hơn gọi là thẻ
thông minh (smart card). Thẻ thông minh thực chất chính là dạng thẻ
ghi nợ, chỉ có khác là trên thẻ còn gắn thêm một bộ mạch xử lý (con
chip máy tính) cho phép lưu trữ ngay trên thẻ một lượng tiền số
(digital cash). Tiền số này có thể nạp từ tài khoản ở ngân hàng vào
thẻ thông qua các máy ATM, máy tính cá nhân hoặc các điện thoại có
trang bị bộ phận nạp tiền. Các thẻ thông minh cao cấp hơn gọi là Super
smart card còn cho phép ghi lại các giao dịch của người sử dụng thẻ và
có màn hình hiển thị, thậm chí cả bàn phím. Các thẻ thông minh còn
tiến xa hơn, gần giống với những cái ví điện tử nhờ khả năng có thể
chuyển tiền trực tiếp từ thẻ thông minh này sang thẻ thông minh khác
qua một thiết bị không dây cầm tay. Ngoài tính năng dùng làm phương
tiện thanh toán,
*********************
3 Nói cách khác, giá trị của tiền tệ hàng hoá (hoá tệ) được đo bằng
giá trị của hàng hoá được dùng làm tiền tệ.
4 Smith., Gary, Money, banking and financial intermediation, p35.
5 Có thể nói chiến tranh thế giới lần thứ I và cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới năm 1929 - 1933 là nguyên nhân chính đưa đến việc áp dụng
tiền giấy bất khả hoán (tiền giấy không có khả năng đổi ra vàng) rộng
khắp các nước.
6 Để phân biệt hai loại tiền này, các nhà kinh tế gọi tiền vàng và
tiền giấy có khả năng đổi ngược ra vàng là tiền cứng (hard money) còn
tiền giấy không đổi được ra vàng là tiền mềm (soft money).
7 Trên thực tế, NHTƯ đưa tiền ra lưu thông bằng cách mua một lượng
chứng khoán hoặc hàng hoá. Như vậy lượng tiền đưa ra lưu thông được
đảm bảo bằng lượng hàng hoá hay chứng khoán đó, đến lượt chứng khoán
lại được đảm bảo bởi số hàng hoá mà người phát hành chứng khoán dùng
tiền bán chứng khoán để
mua. Điều này làm cho tiền giấy thực tế được đảm bảo bằng lượng hàng
hoá nhất định. NHTƯ có thể thu hồi lại tiền giấy đã in ra bằng cách
bán số hàng hoá hay chứng khoán mà nó nắm giữ. Có sự khác nhau giữa
hành vi mua của các chủ thể kinh tế với hàng vi mua của NHTƯ. Với các
chủ thể kinh tế mua thì sẽ tiêu dùng mất đi, còn với NHTƯ thì mua rồi
để đó để còn chuộc lại tiền giấy đã in ra. Như vậy, nếu NHTƯ đảm
bảo rằng số hàng hoá hay chứng khoán mà nó mua bằng cách in tiền giấy
có thể bán đi để thu hồi lại đủ số
tiền giấy nó đã in ra thì giá trị của tiền giấy vẫn được đảm bảo.
8 Vì vậy mà tiền tín dụng còn được gọi là tiền tài khoản. Chữ “credit”
trong từ “credit money” chính là từ
chỉ mục “Có” (ngược nghĩa với “Nợ”) trên tài khoản chữ T.
9 Tiền tín dụng như vậy là tài sản Có của người gửi tiền nhưng là tài
sản Nợ của ngân hàng nhận tiền gửi.
10 Sự hình thành tiền tín dụng như vậy gần giống với trường hợp các
giấy chứng nhận có khả năng đổi ra bạc hoặc vàng (gold certificate,
silver certificate) do các ngân hàng thương mại phát hành trước kia.
11 Ở Việt nam Uỷ nhiệm chi lại phổ biến hơn Séc do Uỷ nhiệm chi là
phương tiện thanh toán an toàn hơn.
12 Theo tiếng Anh-Mỹ.
13 Lưu ý séc không phải là một loại tiền mà chỉ là phương tiện để lưu
thông tiền tín dụng.
14 Cửa hàng nhận thanh toán séc du lịch sẽ đem séc đến ngân hàng đại
lý của ngân hàng phát hành séc du lịch để chuyển ra tiền mặt.
15 Người ta vẫn có nhu cầu về séc du lịch làm phương tiện thanh toán
mặc dù séc có cùng chức năng tương
tự là vì séc có phạm vi lưu thông hạn chế hơn. Khi ra nước ngoài chúng
ta không thể ký phát séc từ tài khoản séc ở trong nước của chúng ta,
hơn nữa nếu ngân hàng cung cấp dịch vụ này thì chi phí cao hơn với
phí trả cho sử dụng séc du lịch nhiều. Séc du lịch thường do các ngân
hàng lớn phát hành nên phạm vi lưu thông rộng hơn nhiều.
16 Dịch vụ Direct debit.



1.Hóa tệ kim loại (Kim tệ)
Tức là lấy kim loại làm tiền tệ. Các kim loại được dùng làm tiền tệ
gồm: đồng, kẽm, vàng, bạc…
Nói chung, các kim loại có nhiều ưu điểm hơn hẳn hàng hóa không kim
loại khi được sử dụng làm thành tiền tệ như: phẩm chất, trọng lượng có
thể quy đổi chính xác hơn, dễ dàng hơn. Mặt khác, nó hao mòn chậm hơn,
dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi…
Trãi qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại, dần dần
người ta chỉ chọn hai kim loại qu‎‎ dùng để làm tiền tệ lâu dài hơn là
vàng và bạc. Sở dĩ vàng hay bạc trở thành tiền tệ lâu dài là vì bản
thân nó có những thuận tiện mà những kim loại khác không có được như:
tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ, tính dễ lưu thông.
2.Tiền kim loại (coin):
Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình
thái hóa tệ ở chỗ: Trong hóa tệ kim loại giá trị của kim loại làm
thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền, còn ở tín tệ
kim loại, giá trị chất kim laọi đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề
mặt của đồng tiền không có liên hệ gì với nhau, có thể gắn cho nó một
giá trị nào cũng được
Về Đầu Trang Go down
 
Tài chính tiền tệ (Cô giáo gửi lên Mail)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cô giáo Tài Chính Tiền Tệ
» tai chinh tien te
» Cô giáo phản ánh
» sách giáo trình
» Topic Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tài Chính Ngân Hàng 3A3 :: GÓC HỘI THẢO :: Học tập-
Chuyển đến